Danh mục: Gia công cơ khí
Khái niệm ngành gia công cơ khí
Cơ khí hay còn được gọi là kỹ thuật cơ khí là một ngành công nghiệp giữ vị trí quan trong trong nền kinh tế. Bởi tất cả thiết bị, máy móc, hay dây chuyền sản xuất hàng hóa đều cần đến sự đóng góp của ngành này.
Sản xuất cơ khí tạo ra các sản phẩm quan trọng phục vụ đời sống
Đây là ngành khoa học áp dụng những nguyên lý về động lực, định luật bảo toàn về khối lượng, năng lượng trong cơ khí để tạo ra các sản phẩm, chi tiết máy quan trọng của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô hay các loại vũ khí, máy móc công nghiệp.
Gia công cơ khí là việc sử dụng các kỹ thuật, máy móc, nguyên liệu để tạo ra thiết bị có độ chính xác cao để áp dụng vào việc chế tạo máy móc, phục vụ thi công xây dựng trong cuộc sống.
Quản lý quy trình sản xuất ngành cơ khí
Cũng như các ngành sản xuất khác, cơ khí cũng được thực hiện theo quy trình được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Và hãy tìm hiểu xem quy trình sản xuất ngành cơ khí như thế nào?
Thiết kế bản vẽ
Để có thể tạo ra chính xác các chi tiết máy, việc đầu tiên cần làm là vẽ và nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu rõ từng chức năng của mỗi bộ phận có trong sản phẩm. Cần chú ý khi thiết kế, bản vẽ phải đạt chuẩn các yêu cầu về kỹ thuật cần thiết cũng như công nghệ hiện đại theo từng giai đoạn.
Chọn dạng sản xuất
Tùy theo đặc điểm của chi tiết máy, người quản lý cần chọn ra một phương pháp sản xuất phù hợp. Thông thường có 3 dạng sản xuất chính:
Chọn phương pháp chế tạo phôi
Tỷ lệ chi phí phôi thường chiếm từ 20% đến 50% giá thành sản phẩm. Vì vậy, lựa chọn nguyên vật liệu, phương pháp chế biến và gia công phôi phù hợp không chỉ đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật mà còn giảm được chi phí và làm cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Chính vì vậy quản lý quy trình sản xuất và chế tạo phôi là bước quan trọng.
Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi phù hợp giúp giảm chi phí sản xuất
Thường có các phương pháp chế tạo phôi sau: phôi tạo bằng phương pháp gia công, phôi đúc, phôi dập, phôi kéo ép, …Việc lựa chọn phương pháp chế biến sẽ dựa trên hình dạng, kích thước của chi tiết máy cũng như cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ sở sản xuất.
Xác định quy trình thực hiện
Trước khi bắt đầu quá trình tạo sản phẩm, đừng quên xem xét kỹ lưỡng từng bước thực hiện để đảm bảo sao cho sản phẩm được hoàn thành đủ về chất lượng trong thời gian ngắn nhất.
Chọn thiết bị nguyên công
Thiết bị, dụng cụ sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất làm việc, chất lượng sản sản phẩm. Vì vậy, khi thiết kế ra quy trình sản xuất cơ khí, hãy xem xét thật kỹ và đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất về trang thiết bị cần sử dụng.
Xác định dư lượng gia công
Sau khi hoàn thành công đoạn chuẩn bị, chúng ta cần đặt bàn cân các phương án gia công để chọn ra một sự lựa chọn tối ưu nhất với từng điều kiện gia công của doanh nghiệp.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Sau khi đi vào hiện thực hóa bản vẽ, chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm và việc cần làm là phải đánh giá được chất lượng của chúng. Trước khi đưa sản phẩm bán ra thị trường thì chúng phải được đảm bảo những sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng không phải do lỗi của nhà sản xuất cơ khí.
Hãy lựa chọn đầu tư tối ưu cho trang thiết bị để tránh phát sinh chi phí sau quá trình hoạt động sản xuất.
Ngành cơ khí là một ngành khá phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Và quản lý quy trình sản xuất ngành này cũng đòi hỏi nhà quản trị có trình độ, thông minh, nhạy bén mới có thể đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch. Hiện nay, các doanh nghiệp cơ khí thường hướng tới sử dụng phần mềm trong việc quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất và độ chính xác khá cao.
Liên hệ Call/Zalo: 088-8762876 (Mrs:Uyen)
♦ Mail: anphivietnam@gmail.com
♦ web: giacongsanxuat.com